`

Chi tiết tin Tin nổi bật

Giải pháp nâng cao công tác kiểm tra, giám sát công đoàn (23.11.2022 10:07)

Điều 28, Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định “Kiểm tra, giám sát của công đoàn là nhiệm vụ của ban chấp hành công đoàn mỗi cấp, nhằm đảm bảo thực hiện Điều lệ, nghị quyết và các quy định của tổ chức công đoàn. Mỗi cấp công đoàn phải tổ chức, tiến hành kiểm tra, giám sát ở cấp mình và chịu sự kiểm tra, giám sát của công đoàn cấp trên”. Do vậy, thời gian qua dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ủy ban Kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Nông đã ban hành nhiều văn bản tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát; thường xuyên tập huấn nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn và cán bộ làm công tác kiểm tra về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức công đoàn. Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp phát huy vai trò trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ do ban ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cùng cấp giao, từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp thực hiện nhiệm vụ, đó là: Giúp ban chấp hành, ban thường vụ kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam đối với tổ chức công đoàn cùng cấp và cấp dưới; kiểm tra, giám sát và kiến nghị xử lý kịp thời khi tổ chức, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết và các quy định của công đoàn; kiểm tra, giám sát việc thu, phân phối, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế của công đoàn cùng cấp và công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn; giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành, cán bộ công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các quy định, quy chế của tổ chức công đoàn và quy định của Đảng, Nhà nước; tham mưu, xử lý kỷ luật tổ chức công đoàn, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi có vi phạm theo quy định; giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước và người sử dụng lao động giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, người lao động theo quy định của pháp luật; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn đối với ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

Với nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác kiểm tra, trong những năm qua, ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo ủy ban kiểm tra tiến hành kiểm tra, giám sát tăng về số lượng, nâng cao chất lượng; nội dung kiểm tra, giám sát phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm nguyên tắc và quy trình kiểm tra theo Quyết định số 684/QĐ-TLĐ, ngày 08/6/2020 của Tổng Liên đoàn về việc ban hành quy trình kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công đoàn; công tác giải quyết và tham gia giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo bảo đảm theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Quyết định số 333/QĐ-TLĐ, ngày 28/02/2020 của Tổng Liên đoàn về việc ban hành quy định công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Liên đoàn Lao động tỉnh giám sát chính sách bảo hiểm cho người lao động

Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát có thể nhận thấy, các cấp công đoàn đã chấp hành tốt Điều lệ Công đoàn Việt Nam, công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn bảo đảm chặt chẽ, đúng nguyên tắc theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; các cấp công đoàn đã xây dựng quy chế hoạt động của ban chấp hành, ủy ban kiểm tra; quy chế phối hợp giữa ban chấp hành công đoàn và lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cùng cấp…Đạt được những kết quả nêu trên trước hết là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của ban chấp hành, ban thường vụ và nhận thức của các cấp công đoàn trong việc thực hiện Điều lệ Công đoàn; trong đó, công tác kiểm tra, giám sát là yếu tố quyết định xuyên suốt trong hoạt động công đoàn và cũng là chức năng quan trọng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.

Tuy nhiên, qua hoạt động thực tiễn của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp, nhất là công đoàn cơ sở vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: Một số cán bộ công đoàn chưa quan tâm và nhận thức về tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát; năng lực, chuyên môn, bản lĩnh của một số cán bộ làm công kiểm tra, giám sát còn hạn chế; cán bộ làm công tác kiểm tra thường xuyên thay đổi, phụ thuộc vào nhiệm vụ chuyên môn và tình hình sản xuất, kinh doanh của doang nghiệp; một số công đoàn cơ sở chưa thực hiện nhiệm vụ về công tác kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; công tác tuyên truyền, triển khai, thực hiện chỉ thị, nghị quyết và các văn bản của tổ chức công đoàn liên quan đến đoàn viên, người lao động, nhất là Nghị quyết số 6b/NQ-BCH, ngày 03/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn và Kế hoạch số 16/KH-LĐLĐ, ngày 31/12/2015 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 06b/NQ-TLĐ chưa được quan tâm; chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát ở một số công đoàn cơ sở chưa sát với thực tiễn; công tác lãnh đao, chỉ đạo kiểm tra, giám sát thiếu chủ động, linh hoạt, một số công đoàn cơ sở vẫn xem nhẹ nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế, kết luận kiểm tra (hoặc thông báo kết quả giám sát) còn chung chung, chưa chỉ ra được những tồn tại, hạn chế để có giải pháp khắc phục; việc triển khai, thực hiện Quyết định số 333/QĐ-TLĐ, ngày 28/02/2020 của Tổng Liên đoàn về việc ban hành quy định công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, Quyết định số 684/QĐ-TLĐ, ngày 08/6/2020 của Tổng Liên đoàn về việc ban hành quy trình kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công đoàn còn mang tính hình thức; việc giám sát theo Quyết định số 36/QĐ-LĐLĐ, ngày 08/8/2018 của Liên đoàn Lao động tỉnh về việc ban hành quy định giám sát trong tổ chức công đoàn theo Quyết định số 833/QĐ-TLĐ, ngày 17/4/2018 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc ban hành quy định giám sát trong tổ chức công đoàn chưa được thường xuyên; một số công đoàn cơ sở việc chi tài chính còn thiếu chứng từ và thủ tục theo quy định; việc thu kinh phí công đoàn theo Nghị định số 191/2013/NĐ-CP, ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn, ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước còn gặp rất nhiều khó khăn; việc bố trí cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát chưa phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế là do công đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có số lượng đoàn viên, lao động ít, làm việc rải rác, không tập trung và theo mùa vụ, nhất là công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước, nên khó khăn trong công tác tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết và quy định của tổ chức công đoàn; cán bộ làm công tác kiểm tra công đoàn chủ yếu là kiêm nhiệm, phụ thuộc vào nhiệm vụ chuyên môn, thường xuyên thay đổi do công việc không ổn định; công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kiểm tra ở một số công đoàn cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến kỹ năng và kinh nghiệm về kiểm tra, giám sát chưa nhiều nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả trong hoạt động của công tác kiểm tra; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở có lúc chưa kịp thời, sâu sát; việc bố trí cán bộ làm công tác kiểm tra công đoàn cơ sở chưa được cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm; ban chấp hành công đoàn cơ sở còn xem nhẹ công tác kiểm tra…

Tập huấn cho cán bộ làm công tác kiểm tra công đoàn

Với những kết quả đạt được và hạn chế nêu trên có thể nói, công tác kiểm tra, giám sát là một khâu quan trọng trong hoạt động của các cấp các ngành nói chung và của tổ chức công đoàn nói riêng, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp theo Nghị quyết số 6b/NQ-BCH, ngày 03/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đó là: Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cán bộ công đoàn các cấp trước hết trong ban chấp hành và người đứng đầu ban chấp hành về công tác kiểm tra và hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn góp phần phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm về Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn. Bảo đảm công tác thu, phân cấp thu, phân phối nguồn thu, sử dụng, quản lý tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế của công đoàn theo đúng quy định; giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ uỷ ban kiểm tra, nòng cốt là đội ngũ cán bộ chuyên trách, cán bộ lãnh đạo ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đã đề ra và đáp ứng được yêu cầu về công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức công đoàn trong tình hình mới, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp trong tỉnh cần thực hiện các giải pháp, sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, mục tiêu và những nội dung cơ bản của Điều lệ Công đoàn, nghị quyết, các quy định của công đoàn về công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của tổ chức và hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn, giúp cho lãnh đạo công đoàn các cấp trong công tác quản lý, bảo đảm công tác phòng ngừa các hành vi vi phạm; tăng cường vai trò, trách nhiệm của ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch công đoàn các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn.

2. Đổi mới và nâng cao nhận thức của các cấp công đoàn về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát; xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động, chương trình, kế hoạch công tác của ủy ban kiểm tra. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên như: Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn; kiểm tra việc thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính, tài sản công đoàn; giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chủ động phát hiện, thu thập thông tin, xác minh và kiểm tra kịp thời các dấu hiệu vi phạm.

3. Tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát, lựa chọn nội dung kiểm tra, giám sát phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm nguyên tắc và quy trình kiểm tra; vận dụng đồng bộ và sáng tạo các hình thức, quy trình về kiểm tra; làm tốt khâu thu thập, thẩm tra, xác minh. Kết luận kiểm tra phải khách quan, trung thực, đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế; đồng thời, kiến nghị xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Công tác kiểm tra phải phối hợp chặt chẽ với các ban chuyên môn và các cá nhân có liên quan trong quá trình hoạt động; chú trọng kiểm tra tài chính cùng cấp và tăng cường kiểm tra cấp dưới; giám sát chặt chẽ việc thực hiện kết luận (hoặc thông báo), kiến nghị của đoàn kiểm tra, giám sát; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn ủy ban kiểm tra cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, nhất là đối với công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước.

4. Đối với khiếu nại, tố cáo liên quan đến công đoàn, quyền, lợi ích của đoàn viên và người lao động, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp trong tỉnh phải chủ động tham mưu cho ban chấp hành, ban thường vụ xử lý, giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc thuộc thẩm quyền của tổ chức công đoàn và tích cực tham gia với cơ quan chức năng và người sử dụng lao động để giải quyết có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động.

5. Kiện toàn, sắp xếp đủ về số lượng và chất lượng cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn, khi khuyết ủy viên ủy ban kiểm tra và các chức danh ủy ban kiểm tra thì ban chấp hành bầu bổ sung trong kỳ họp gần nhất; khi công đoàn có đủ điều kiện thành lập ủy ban kiểm tra thì phải tiến hành thành lập theo quy định; xây dựng đội ngũ cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp có phẩm chất, năng lực, nhiệt tình, bản lĩnh, khách quan, trung thực và am hiểu công đoàn, chính sách, pháp luật, thông thạo nghiệp vụ và có điều kiện hoạt động; chuẩn bị tốt nhân sự ủy ban kiểm tra trước mỗi kỳ đại hội.

6. Hàng năm, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn cấp mình và cấp dưới. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ phải thiết thực, cụ thể, dễ hiểu, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của đối tượng được bồi dưỡng, sát với thực tiễn hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp.

7. Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động ủy ban kiểm tra hàng năm và nhiệm kỳ; nâng cao vai trò của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp trong việc tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và chương trình công tác được ban chấp hành công đoàn cùng cấp thông qua.

Các cấp công đoàn trong tỉnh cần vận dụng linh hoạt, đồng bộ các giải pháp nêu trên, góp phần tạo bước chuyển biến tích cực quan trọng trong xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu mà nghị quyết đại hội công đoàn các cấp đề ra.

               Tin, bài: Khương Minh

 

 


Bản in

Các tin khác

- Công văn số 1369/LĐLĐ-TG&NC, ngày 07/10/2022 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- Công văn số 1294/LĐLĐ-TG&NC, ngày 05/7/2022 về việc triển khai "Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam" năm 2022
- Thể lệ Cuộc thi viết "Vòng tay Công đoàn" lần thứ II
- Đắk Nông công bố danh sách người phát ngôn cho báo chí
- Thể lệ Cuộc thi trực tuyến toàn quốc “Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam”
- Thể lệ Giải Báo chí "Vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc"
- Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam kêu gọi ủng hộ khẩn cấp công nhân bị ảnh hưởng bởi Covid-19
- Thể lệ Cuộc thi viết "Vòng tay công đoàn"
- Trắc nghiệm Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Kỳ thứ nhất: bắt đầu lúc 10 giờ ngày 15/6/2021 kết thúc lúc 17 giờ ngày 30/6/2021. rắc nghiệm Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Kỳ thứ nhất: bắt đầu lúc 10 giờ ngày 15/6/2021 kết thúc lúc 17 giờ ngày 30/6/2021.
- Công văn phối hợp tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2021
- Công văn số 923/CV-LĐLĐ, ngày 07/6/2021 về việc tham gia giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VII
- Triển khai cuộc thi trắc nghiệm trên Internet tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XII, Nghị quyết Đại hội XIII
- Viết bài tham gia cuộc thi” vòng tay công đoàn”
- Công điện số 06/CĐ-UBND, ngày 11/12/2020 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông gắn với, phòng chống dịch Covid-19 trong dịp tết Dương lịch, tết Nguyên đán Tân sửu và Lễ hội Xuân năm 2021 trên địa bàn tỉnh
- Từ 10/12: Bắt đầu bình chọn bài thi Video clip thể dục giữa giờ trong trong công nhân, viên chức, lao động

video video

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Thống kê truy câp:

.Hôm nay:
.Hôm qua: 1441
.Trong tuần:
.Tất cả: