Tin nổi bật
Công đoàn tham gia tổ chức hội nghị người lao động (24.09.2019 14:31)
Ngày 28/8/2019, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Hướng dẫn số 1360/HD-TLĐ về việc công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Theo đó, trình tự tổ chức hội nghị người lao động, như sau:
Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động. Kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động xây dựng theo trình tự với các nội dung sau:
- Lập kế hoạch tổ chức hội nghị
+ Trao đổi, thống nhất với chủ sử dụng lao động nội dung, hình thức tổ chức hội nghị; số lượng đại biểu triệu tập và phân bổ đại biểu cho từng đơn vị trực thuộc để bầu chọn (nếu là hội nghị đại biểu); địa điểm, thời gian; phân công chuẩn bị các báo cáo tại hội nghị; kinh phí và các điều kiện vật chất bảo đảm cho việc tổ chức hội nghị cấp doanh nghiệp và cấp đơn vị trực thuộc. Dự kiến người chủ trì, thư ký hội nghị và các nội dung khác phù hợp với đặc thù doanh nghiệp.
+ Đề xuất người sử dụng lao động thành lập ban tổ chức hội nghị người lao động và phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên để thực hiện. Thành viên ban tổ chức hội nghị, gồm: Đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở, đại diện người sử dụng lao động và đại diện một số phòng, ban, bộ phận liên quan khác của doanh nghiệp.
- Đề xuất chuẩn bị nội dung hội nghị
* Đối với công đoàn cơ sở
+ Chuẩn bị báo cáo về các nội dung
Tình hình thực hiện thỏa ước lao động tập thể (nếu đã có thỏa ước), hợp đồng lao động, nội quy lao động, an toàn, vệ sinh lao động, các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc. Tình hình thực hiện quy chế dân chủ, đối thoại tại doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động năm trước và kết quả giải quyết các kiến nghị của tập thể lao động sau các cuộc đối thoại.
Kết quả tổ chức hội nghị người lao động cấp đơn vị trực thuộc; tổng hợp ý kiến của người lao động tham gia vào dự thảo các báo cáo của người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở, tổng hợp những đề xuất, kiến nghị của tập thể người lao động với người sử dụng lao động; ý kiến của người lao động góp ý vào nội dung dự thảo quy định, quy chế nội bộ và dự thảo thỏa ước lao động tập thể mới hoặc thỏa ước sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Sau khi lấy ý kiến người lao động, ban chấp hành công đoàn đề xuất người sử dụng lao động hoàn thiện dự thảo thỏa ước lao động tập thể để biểu quyết và ký kết tại hội nghị (nếu có).
Hướng dẫn công đoàn bộ phận, tổ công đoàn chuẩn bị nội dung báo cáo và tham gia với chuyên môn đồng cấp tổ chức hội nghị người lao động ở bộ phận theo kế hoạch.
Tùy thuộc vào tình hình, điều kiện của doanh nghiệp, đề xuất với người sử dụng lao động về mẫu, nội dung maket tổ chức hội nghị người lao động cho phù hợp nhưng phải bảo đảm nội dung sau:
Logo doanh nghiệp (nếu có), logo của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Đơn vị tổ chức: Chủ sử dung lao động (tên doanh nghiệp) và công đoàn cơ sở hoặc tập thể người lao dộng tại doanh nghiệp đồng tổ chức hội nghị
Tiêu đề của hội nghị
Thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị
Lưu ý: năm ghi trên maket của hội nghị là năm của thời điểm diễn ra hội nghị
|
* Đề nghị người sử dụng lao động chuẩn bị báo cáo về các nội dung sau:
Kết quả sản xuất, kinh doanh năm trước; phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh trong năm; tình hình thực hiện các chế độ, chính sách liên quan tới quyền, lợi ích của người lao động.
Công khai tài chính về việc trích, lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi; trích nộp kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp … (các nội dung người lao động được biết cần thiết công khai tại hội nghị).
Tiếp thu và giải trình các ý kiến, kiến nghị của người lao động. Thông qua nội dung kiến nghị của người lao dộng trình lên chủ sở hữu (người đại diện là hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, chủ tịch công ty hoặc công ty mẹ) giải quyết (nếu có)./.
Trọng Nhương
Xem chi tiết Tại đây
Các tin khác
|
|
|
Thống kê truy cập
Thống kê truy câp: