Công đoàn cấp trên cơ sở
HOẠT ĐỘNG BAN THANH TRA NHÂN DÂN: ĐÔI ĐIỀU TRAO ĐỔI (10.05.2023 15:54)
Trong những năm qua, cùng với các cấp ủy Đảng, chuyên môn, các cấp Công đoàn ngành Y tế Đăk Nông đã tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, tham gia với chuyên môn đồng cấp thực hiện tốt các quy định của Chính phủ, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các cơ quan nhà nước và của tỉnh Đăk Nông về thực hiện Quy chế dân chủ trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Ban Thanh tra nhân dân các cơ quan, đơn vị luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền và trách nhiệm của Ban Chấp hành CĐCS trong hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân các đơn vị đúng quy định.
Các cơ quan, đơn vị đã làm tốt công tác tuyên truyền giúp cán bộ, đoàn viên, người lao động hiểu rõ về vai trò, chức năng của Ban Thanh tra nhân dân, trách nhiệm của mỗi CBCCV, LĐ trong tham gia giám sát, phát huy tốt quyền làm chủ của cán bộ, đoàn viên. Ban Chấp hành các cấp Công đoàn ngành Y tế Đăk Nông đã chủ động trong công tác tuyên truyền và tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng cho các thành viên Ban Thanh tra nhân dân; thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn kịp thời thành viên Ban Thanh tra nhân dân của đơn vị; đảm bảo lựa chọn được các thành viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có trình độ, kỹ năng và am hiểu pháp luật. Ban Thanh tra nhân dân hoạt động đảm bảo theo đúng quy định; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, chi tiết; thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình dư luận và những thông tin phản ánh của cán bộ, đoàn viên của đơn vị, để tìm hiểu, tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được quy định và kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời…
Hội nghị cán bộ công chức cơ quan Sở Y tế năm 2023
Hàng năm, Ban Chấp hành Công đoàn các đơn vị trong ngành đã chủ động phối hợp với chuyên môn, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị kiện toàn tổ chức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, giám sát, chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân xây dựng Kế hoạch công tác năm, tạo điều kiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động độc lập theo đúng quy định tại Điều 66, Điều 67 Luật Thanh tra ; Điều 27 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP; Ban Chấp hành các CĐCS chủ động tham mưu với chuyên môn, người đứng đầu đơn vị về chế độ phụ cấp của Ban Thanh tra nhân dân theo quy định tại Thông tư số 63/2017/TT–BTC này 19/6/2017 “Quy đinh về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban TTND”. Ban Chấp hành các cấp CĐCS đã hướng dẫn công tác TTND, kiện toàn, bầu Ban TTND nếu hết nhiệm kỳ tại các Hội nghị CBCCVC, LĐ; cán bộ làm công tác TTND đều là những cán bộ có năng lực, trình độ và được mọi người tín nhiệm. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị luôn quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian cho Ban Thanh tra nhân dân hoạt động theo đúng chức trách nhiệm vụ của mình; Hàng năm lãnh đạo đơn vị phối hợp với Ban Chấp hành CĐCS rà soát, giới thiệu nhân sự có năng lực, trình độ, có uy tín trong đơn vị để bầu vào Ban Thanh tra nhân dân tại hội nghị CBCCVC,LĐ hàng năm, hoặc đột xuất nếu thiếu hay khuyết ủy viên của Ban Thanh tra nhân dân tại đơn vị; tạo điều kiện để Ban Thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ giám sát theo đúng Kế hoạch đầu năm.
Mặc dù vậy, hoạt động của Ban TTND vẫn chưa thực sự hiệu quả, hầu hết cán bộ làm công tác TTND đều làm việc kiêm nhiệm, các Ban TTND còn mang tính hình thức, chiếu lệ; Một số Ban TTND ở các cơ quan, đơn vị chỉ tồn tại trên danh nghĩa, mang tính hình thức, cho có đủ thành phần nhưng hoạt động lại không phát huy vai trò; Cán bộ làm công tác TTND là những cán bộ kiêm nhiệm, chưa đủ bản lĩnh cũng như năng lực, hiểu biết để đứng ra giải quyết, xử lý những tồn đọng, yếu kém, sai phạm trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Mặt khác, những người thanh tra thường là nhân viên, cấp dưới, nên chưa mạnh dạn xử lý những sai phạm, tiêu cực có liên quan đến quyền lợi của thủ trưởng. Do đó nhiều người khi được bầu vào làm việc trong Ban TTND thường tìm cách né trách, thoái thác trách nhiệm. Thêm vào đó, việc thiếu quy chế làm việc, cùng với việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động còn sơ sài, chung chung, chưa xác định được mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể nên dẫn đến hoạt động của Ban TTND trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp kém hiệu quả, mang tính hình thức; Việc thiếu sự phối hợp hoạt động tổ chức tập huấn nghiệp vụ giám sát, nghiệp vụ TTND cho Ban TTND của cơ quan Thanh tra Nhà nước; Việc cung cấp các tài liệu hướng dẫn về hoạt động TTND cho cán bộ làm công tác này chưa được thường xuyên, đầy đủ. Việc hoạt động chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, rất ít cuộc có sự tham gia của cơ quan thanh tra của chính quyền, cơ quan nhà nước đồng cấp theo luật định. Do đó, hầu hết các Ban TTND ít được tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ kiểm tra, giám sát. Một số cơ quan, đơn vị thiếu sự quan tâm, tạo điều kiện của thủ trưởng đơn vị cho hoạt động của Ban TTND được diễn ra một cách thuận lợi.
Có những hạn chế tồn tại trên là do một số cán bộ Ban TTND chưa đủ bản lĩnh cũng như năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thêm vào đó, việc thiếu quy chế làm việc, cùng với việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân tại một số đơn vị còn sơ sài, chung chung, chưa xác định được mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể nên dẫn đến hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân có nơi còn kém hiệu quả, mang tính hình thức. Việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ giám sát, nghiệp vụ cho Ban Thanh tra nhân dân, việc cung cấp các tài liệu hướng dẫn về hoạt động Thanh tra nhân dân cho cán bộ làm công tác này chưa được thường xuyên, đầy đủ.
Để phát huy hơn nữa vai trò, vị trí cũng như từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, thời gian tới Ban Chấp hành công đoàn các cấp ngành Y tế cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Thứ nhất: Tiếp tục hướng dẫn, triển khai các văn bản về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân tại Nghị định số 159/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; Hướng dẫn số 1271/HD-TLĐ ngày 07/8/2017 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Công đoàn với việc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
Thứ hai: Hằng năm Ban Chấp hành Công đoàn các cấp chủ động xây dựng kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện xây dựng Kế hoạch công tác năm của Ban Thanh tra nhân dân.
Thứ ba: Ban Chấp hành các CĐCS chủ động rà soát, hướng dẫn việc củng cố, kiện toàn về tổ chức, đảm bảo số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân, theo đúng quy định; nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, chú trọng giám sát việc thực hiện QCDC và các chế độ chính sách có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, đoàn viên, người lao động.
Thứ tư: Ban Chấp hành các CĐCS tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cán bộ, đoàn viên, người lao động trong đơn vị chủ động thực hiện quyền giám sát. Làm tốt công tác chỉ đạo, kiểm tra, rút kinh nghiệm, khen thưởng, biểu dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Thanh tra nhân dân.
Thứ năm: Nội dung giám sát của Ban Thanh tra nhân dân cần lựa chọn phù hợp với thực tế, bảo đảm hoạt động giám sát có trọng tâm, trọng điểm, tập trung và gắn với mục đích phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong đơn vị.
Quang Hùng
Các tin khác
|
|
|
Thống kê truy cập
Thống kê truy câp: