tổng liên đoàn lao động vn
Chính phủ nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công đoàn (sửa đổi) (27.03.2023 15:36)
Chính phủ vừa có phản hồi với Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tham gia ý kiến đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) và coi đây là dự án luật quan trọng, liên quan mật thiết đến an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại.
Tổng LĐLĐ Việt Nam và Uỷ ban Xã hội của Quốc hội tổ chức Hội nghị về tình hình chuẩn bị dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và công tác phối hợp giữa hai cơ quan
Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) cho biết sự cần thiết của việc ban hành Luật Công đoàn (sửa đổi) là thể chế hóa Hiến pháp, các chủ trương, nghị quyết của Đảng liên quan đến nhiều vấn đề như: Tổ chức, bộ máy, cán bộ, tài chính, tài sản của Công đoàn và khuyến khích xã hội hoá nguồn lực để Công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao (Nghị quyết số 02, Nghị quyết số 18- NQ/TW); vấn đề hội nhập quốc tế trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (Nghị quyết số 06-NQ/TW); vấn đề vai trò của Công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ người lao động (NLĐ) về tiền lương trong quan hệ lao động (Nghị quyết số 27-NQ/TW); vấn đề vai trò của Công đoàn trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ (Chỉ thị số 37- CT/TW).
Để thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam rà soát tổng thể Luật Công đoàn 2012; các nội dung sửa đổi, bổ sung là rất lớn. Cụ thể là "thực hiện quyền giám sát" (khoản 1 Điều 14); "tổ chức, bộ máy, cán bộ" (Điều 6 và Điều 23); "tài chính, tài sản công đoàn" (Điều 26); "tham gia Công đoàn của người lao động (NLĐ) là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam" (Điều 5); "hành vi bị nghiêm cấm" (Điều 9); "quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với NLĐ ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chưa có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở" (Điều 170); "bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn" (Điều 24)…
Chính phủ nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công đoàn (sửa đổi) nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn tại Nghị quyết số 20-NQ/TW năm 2008 về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 15/11/2016 về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đề ra nhiệm vụ về đổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thống công đoàn”; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đề ra nhiều chủ trương, quan điểm, định hướng liên quan trực tiếp tới việc đổi mới tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn…
Đặc biệt là Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng và đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật Công đoàn với các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật (điển hình là Bộ luật Lao động năm 2019).
Một trong những nội dung quan trọng mà dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) lần này đề cập đó là cơ chế quản lý cán bộ công đoàn nhằm đảm bảo tổ cho tổ chức Công đoàn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, vai trò của mình trong tình hình mới.
Về nội dung này, cho ý kiến về đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 23 Luật Công đoàn 2012 theo hướng cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng cán bộ công đoàn là cán bộ, công chức, viên chức theo đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam và những đề xuất sửa đổi, bổ sung việc tuyển dụng, định danh và chính sách tiền lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, Chính phủ cho rằng cần có ý kiến và hướng dẫn chính thức của cấp có thẩm quyền.
Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ “nghiên cứu, ban hành chính sách phù hợp để tuyển dụng cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân; thu hút, tạo động lực cho cán bộ công đoàn”; giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam nghiên cứu, đề xuất những vấn đề về tuyển dụng, giao biên chế; chế độ, chính sách đối với cán bộ công đoàn chuyên trách, một số mô hình thí điểm về tổ chức và hoạt động công đoàn phù hợp với tình hình mới. Đây là vấn đề mới, chưa có tiền lệ và đang trong quá trình nghiên cứu ban hành. Do vậy, Chính phủ đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và báo cáo, đề xuất với cấp có thẩm quyền để xem xét, quyết định các vấn đề về tuyển dụng, giao biên chế; chế độ, chính sách đối với cán bộ công đoàn chuyên trách…
Ngọc Cường (Theo Lao động và Công đoàn)
Các tin khác
|
|
|
Thống kê truy cập
Thống kê truy câp: